Cây Phượng vĩ là loài có nguồn gốc từ Châu Phi nhiệt đới (Madagasca) được gây trồng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.
Ở Việt Nam, cây Phượng vĩ được trồng rộng rãi từ Bắc vào Nam, từ vùng ven biển, đồng bằng đến vùng đồi núi trung du. Cây mọc khỏe, dễ trồng, nhanh có hoa quả.
Phượng vĩ là cây thường xanh, thân gỗ lớn, cao đến 10 – 15 m, thân mập, màu xám trắng, nhẵn, phân cành lớn, cong queo, cành dài, tán lá rộng, thưa.
Cây Phượng vĩ có lá kép lông chim 2 lần, dạng thuôn hẹp, dài, màu xanh bóng, lúc non màu xanh nhạt, rụng từng phần vào mùa khô.
Cây phượng vĩ là loại cây có hoa đẹp, cụm hoa thưa mọc ở đầu cành. Hoa lớn, màu đỏ cam.
Cây phượng có quả đậu lớn, thuôn dài, dẹt thẳng hay cong. Hạt cây phượng dài màu đen có vân nâu rất cứng.
Đối với người Việt Nam, có lẽ trong các loại cây công trình, cây Phượng vĩ là một trong những loài quen thuộc nhất. Nó quen thuộc đến mức thân thương, gây bao ấn tượng cho tuổi học trò.
Cây phượng vĩ có rễ và vỏ cây làm thuốc hạ nhiệt, chống sốt. Vỏ thân sắc nước uống trị sốt rét, đầy bụng, tê thấp, giảm huyết áp. Lá cây Phượng vĩ trị tê thấp và đầy hơi.
Cây Phượng vĩ cho hoa đẹp, sặc sỡ, nở trong dịp hè nên được trồng làm cây che bóng mát, cây trang trí theo đường phố, vườn hoa, công viên, trường học.
Ngoài tên cây Phượng vĩ, người ta còn gọi nó là cây phượng đỏ, cây phượng tây, cây điệp tây.
Gửi bình luận của bạn